Theo nguồn tin người tiêu dùng cung cấp, phóng viên trong vai người tìm mối hàng đã tìm đến ngõ Cửu Long, thị trấn Tây Hồng Môn, khu Đại Hưng (Trung Quốc), một nơi chuyên cung cấp nguồn xoài xanh và các phụ liệu cần thiết để biến chúng thành xoài chín cây chỉ sau một đêm.
Khu phố này vương vãi khá nhiều mẩu giấy vệ sinh tái chế thô ráp, những chiếc vỏ chai đựng chất ethephon thường được sử dụng khá phổ biến trong việc kích thích rau quả sinh trưởng nhanh, thúc chín trái cây nằm lăn lóc.
Những trái xoài “chín cây” này rất đẹp mã nên được thị trường ưa chuộng
Bốn phụ nữ đeo khẩu trang kín mít, găng tay cao su đang xếp xoài từ thùng này sang thùng khác, tuy nhiên ở thùng mới này, mỗi một lớp xoài sẽ được lót một lớp giấy vệ sinh tái chế tẩm bê tông đặc biệt, hỗn hợp dung dịch ethephon (ở Việt Nam thường được dùng như một loại chất kích thích dùng để thúc cây cao su ra mủ) với vôi bột, sau đó đậy kín lại. “Chỉ cần làm đơn giản thế này, sáng mai là chị có thùng xoài chín cây vàng ươm, cầm chắc tay mà vẫn còn nguyên phấn”. một người phụ nữ cho biết.
Những trái xoài “chín cây” này rất đẹp mã nên được thị trường ưa chuộng, bán chạy mà lại giảm giá thành bảo quản, ủ chín theo kiểu truyền thống. Điểm đặc biệt nữa của công nghệ này là nhanh, nhiều và rẻ, các sạp hoa quả hoặc những nơi đặt hàng muốn bao nhiêu cũng có.
Người đàn ông chủ cửa hàng tên Chu cho biết, ông đã làm nghề dấm xoài này được 5 năm và cũng kiếm được kha khá. Bình quân chi phí làm chín mỗi cân xoài cũng được 1 tệ.
Mỗi một lớp xoài sẽ được lót một lớp giấy vệ sinh tái chế tẩm bê tông đặc biệt, hỗn hợp dung dịch ethephon với vôi bột, sau đó đậy kín lại (ảnh minh họa)
Theo ông Cao Ái Bình, Chủ nhiệm bộ môn rau quả Viện nông nghiệp nhiệt đới Trung Quốc, hình thức thúc chín trái cây bằng ethephon và vôi bột chỉ có hại chứ không lợi ích gì đối với sức khỏe người tiêu dùng.
Chỉ trong một thời gian ngắn, những hóa chất đó sẽ ngấm qua da vào thịt quả và làm biến đổi quá trình chín tự nhiên của chúng. Sử dụng thường xuyên những loại hoa quả thúc chín sẽ dễ mắc các chứng bệnh về đường ruột.
Được biết, những chai dung dịch ethephon mà người ta dùng dấm xoài là một loại thuốc thúc chín có độc tố và chỉ được sử dụng một lượng rất nhỏ theo quy trình nghiêm ngặt.
Theo ông Vương Bảo Cương thuộc Trung tâm nghiên cứu bảo quản rau quả thuộc Viện khoa học nông lâm Bắc Kinh, công nghệ dấm xoài kiểu này sẽ làm tăng quá trình thẩm thấu trực tiếp các chất có hại vào thịt quả. Tuy nhiên để trả lời cụ thể về tác động của nó tới sức khỏe người tiêu dùng, hiện chưa có nghiên cứu nào cụ thể, chuyên sâu.
Ông Cương cho biết thêm, hành vi thúc chín trái cây bằng hóa chất như vậy đều bị cấm, tuy nhiên hiện tượng này lại khá phổ biến trên thực tế ở các chợ hoa quả đầu mối cũng như các tiểu thương Bắc Kinh. Người tiêu dùng nên cân nhắc kĩ trước khi quyết định mua trái cây đẹp mã, chín đều.
Theo Phát luật & Đời sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét