Từ những tờ báo cũ, bìa các-tông, rơm rạ, thậm chí giấy vệ sinh đã qua sử dụng… đều có thể tái chế thành… giấy ăn.
Đa phần giấy ăn sử dụng tại nhiều quán ăn bình dân đều là giấy ăn không có nhãn mác, được sản xuất bằng phương pháp thủ công. Những bịch giấy ăn như thế có thể dễ dàng mua được tại tất cả các chợ với giá rất rẻ, chỉ từ 12-13.000 đồng/ kg.
"Nguyên liệu" làm giấy ăn phủ kín lối đi.
Một chủ cửa hàng ăn tại phố Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, nếu nhập giấy ăn từ một số “mối” đưa hàng thì giá thành còn rẻ hơn được 2-3.000 đồng/ kg, lại không mất công vận chuyển. “Một cuộc điện thoại là có người mang giấy ăn đến tận nhà. Cửa hàng tôi mỗi ngày dùng đến cả chục cân giấy ăn. Dùng loại giấy này vừa rẻ, vừa tiện”. Nhưng khi chúng tôi đặt câu hỏi về nguồn gốc cũng như chất lượng của loại giấy ăn có màu xanh, đỏ hay trắng đục này, chủ cửa hàng chỉ lắc đầu.
Mọi loại giấy phế liệu đều được gom về đây.
... bám đầy bụi đường và sộc mùi ẩm mốc
Theo số điện thoại chủ cửa hàng này cung cấp, trong vai khách nhập giấy ăn với số lượng lớn, chúng tôi đã liên lạc với anh Nguyễn Văn T. để tìm hiểu quá trình chế biến giấy ăn. Anh T. cho hay, cơ sở của anh chỉ làm công đoạn cuối cùng trong chu trình chế biến giấy ăn. Xeo giấy (giấy nguyên liệu đã được chế biến) anh nhập từ làng Dương Ổ, xã Phong Khê, huyện Yên Phong.
“Giật mình” chu trình sản xuất giấy ăn
Có mặt tại làng Dương Ô, chúng tôi không khỏi giật mình khi nhìn thấy đống phế liệu ngổn ngang nằm chình ình ngay lối đi. Giấy các-tông, giấy báo cũ, rơm rạ, bã mía, thậm chí giấy… vệ sinh được chất đống, phủ đầy bụi đường, có chỗ đã sộc mùi ẩm mốc. Chúng tôi được một chủ xưởng sản xuất cho biết đó là nguyên liệu làm… giấy ăn.
Bước vào xưởng sản xuất, tôi lại phải bụm miệng vì mùi hóa chất nồng nặc. Chủ xưởng cho hay, phế liệu sau khi được băm nhỏ sẽ được ngâm qua các dung dịch để tẩy trắng, hay làm màu trước khi ép thành xeo giấy.
Trải qua một công đoạn phân loại thô sơ
... rồi được xử lý bằng hóa chất.
... và thế là giấy ăn và giấy vệ sinh thành phẩm ra đời.
... và chất thẳng lên xe thu mua
Khách hàng vẫn vô tư sử dụng
Dòng nước đen ngòm, đang có nguy cơ bị làng nghề Dương Ô "bức tử".
Mùn, giấy thải bám kín bờ sông.
Theo Zing
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét