-->

Tìm Kiếm

Loading

21 thg 11, 2011

Kinh hãi Bánh Trung thu lúc nhúc mọt

Tết Trung thu đang đến gần nhưng hàng loạt những vụ bánh trung thu "bẩn" liên tiếp được phanh phui.

"Cơm hai bữa, lương triệu rưỡi"

Khoác bộ quần áo lếch thếch và rách nát, cưỡi lên chiếc xe cà tàng phun khói mù mịt, chúng tôi biến mình trở thành những lao động "tự do" rong ruổi đến một số xưởng sản xuất bánh kẹo ở xã La Phù, Hoài Đức, Hà Nội để xin làm công nhân. Chỉ còn mấy ngày nữa là vào dịp Trung thu, nên hầu hết các xưởng bánh, kẹo ra sức sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Lượn qua các con ngõ ở xã La Phù chúng tôi bắt gặp nhan nhản những tấm biển treo tuyển công nhân làm bánh kẹo. Tiện tay, chúng tôi nhấc máy gọi cho một trong các số điện thoại của những ông chủ xưởng. Hầu hết những câu trả lời của chúng tôi nhận được là: "Chỉ tuyển công nhân nam, có sức khoẻ tốt. Công việc chủ yếu là đứng máy sản xuất bim bim, quẩy, bánh kẹo...". Cuối cùng, chúng tôi cũng dừng chân ở một cơ sở xản xuất bánh kẹo. Sau khi nhìn chúng tôi một lượt từ đầu đến chân, bà chủ mới chậm rãi nói: "Nếu làm thì đúng 7 giờ sáng mai đến đây. Các cháu phải đứng máy (trực máy sản xuất) sáng làm từ 7 - 12 giờ trưa, chiều làm từ 1 - 5 giờ. Cơm ăn hai bữa trưa và tối. Lương tháng triệu rưỡi".

Để biết thêm về những quyền lợi của mình, chúng tôi hỏi bà chủ cơ sở này là có phải ký hợp đồng lao động, hay có chế độ nào cho công nhân hay không, bà ta nói tỉnh bơ: "Không cần hợp đồng. Tất cả chỉ có thế. Nếu không làm được thì thôi!". Với ánh mắt của một người lao động "đói khát và thiếu tiền" chúng tôi đã nhanh chóng được bà chủ "quý mến" nhận vào làm ngay với mức lương được chốt là 1,5 triệu đồng/tháng.

Kinh hãi Bánh Trung thu lúc nhúc mọt, Mua sắm - Giá cả, Banh trung thu luc nhuc mot, banh trung thu ban, banh trung thu Trung quoc, thuc pham ban, thuc pham den
Một công nhân xưởng bánh đang trộn phẩm màu.

Bột mỳ lúc nhúc mọt

Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi làm ở xưởng bánh kẹo này là mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhà xưởng ngổn ngang những phế thải của quá trình sản xuất bánh. Dầu mỡ vương vãi trên sàn nhà và đã bốc mùi hôi thối. Máy móc và một số dụng cụ đựng bột như xô, chậu... trong quá trình chế biến cũng bị mốc meo, hoen gỉ. Thực phẩm, nguyên liệu chế biến vứt lộn xộn dưới sàn bên cạnh những bao phế thải khiến cho xưởng sản xuất trông giống như một bãi rác. Những bao bột mỳ lúc nhúc những con mọt. Mỗi khi động vào bao bột mỳ lũ mọt lại lóp ngóp chui vào viền bao tải.

Không hề sàng lọc, những công nhân ở xưởng bánh kẹo này thay nhau đổ từng bao tải "bột mỳ mọt" vào một cối trộn và đưa vào máy chế biến. Từ đây, một thứ "quái vị" xuất hiện. Mùi bột mỳ quá hạn sử dụng, mùi mọt bị nghiền nát, mùi hôi của không khí ẩm ướt hòa trộn vào nhau tạo ra một thứ mùi mới ngai ngái như mùi bã cua để lâu ngày.

Kho chứa gạo của xưởng sản xuất bánh kẹo này được đặt tại chính dinh cư nhà bà chủ. Kho chứa hàng đồng thời là bếp của gia đình. Đó là một gian phòng tối tăm, ẩn thấp, bên cạnh một con mương nước đục ngầu, bốc mùi hôi thối. Bên trong kho lộn xộn những tải, bạt rách rưới bẩn thỉu. Những bao gạo ở đây không hề được bảo quản cẩn thận nên bị chuột khoét lỗ chỗ, rách rưới, mốc được xếp chồng ngổn ngang trên nền đất ẩm ướt. Đó là nguyên liệu sẽ được đưa vào làm bột sản xuất bim bim.

Kinh hãi Bánh Trung thu lúc nhúc mọt, Mua sắm - Giá cả, Banh trung thu luc nhuc mot, banh trung thu ban, banh trung thu Trung quoc, thuc pham ban, thuc pham den
Sàn nhà đầy những vết dầu mỡ đã chuyển sang màu đen kịt...

Nguyên liệu quá hạn sử dụng 13 tháng

35kg bột gạo, 3,5kg bột mỳ cùng với dầu thực vật, nước và các loại hương liệu được hòa trộn trong mỗi mẻ chế biến. Chỉ với hai thìa nhỏ phẩm màu được cho vào đã làm cho gần 40kg bột mỗi mẻ sản xuất có màu vàng tươi bắt mắt, giống như nhiều sản phẩm trên thị thường. Tuy nhiên, phẩm màu được đưa vào sản xuất lại không hề có nhãn mác mà chỉ được đựng trong một chiếc hộp nhựa màu trắng.

Những hương liệu để sản xuất tại xưởng này hầu hết đã quá hạn sử dụng từ lâu. Điển hình nhất là bột ớt, dù trên bao bì ghi rõ ngày sản xuất là 6-11-2009, hạn sử dụng là 8 tháng kể từ ngày sản xuất. Nghĩa là những thùng bột ớt này đã quá hạn sử dụng 13 tháng. Vậy mà hàng chục thùng bột ớt vẫn được lưu giữ trong xưởng và đưa vào sản xuất bất chấp những nguy hại có thể gây ra cho người tiêu dùng. Những thùng bơ bị chuột khoét, rêu mốc phá hủy cả lớp cát - tông bên ngoài cũng vẫn được đưa vào chế biến. Trên những thùng bơ này không thấy ghi ngày sản xuất cũng như hạn sử dụng.

Việc vệ sinh trong xưởng cũng khiến chúng tôi rùng mình. Sàn nhà đầy những vết dầu mỡ đã chuyển sang màu đen kịt, rác thải, phế thải vứt bừa bãi bên cạnh nguyên liệu chế biến và sản phẩm vừa sản xuất, máy móc mọc cả rêu mốc, công nhân sản xuất không được trang bị bảo hộ lao động...

Xưởng bánh này có 10 công nhân chia làm hai nhóm làm ở hai nơi khác nhau, một nhóm chuyên đóng gói đều là phụ nữ làm cùng bà chủ ở một cửa hàng gần UBND xã La Phù. Nhóm này không bị cai quản nghiêm ngặt và có thể vào ra nơi đóng gói thoải mái. Nhóm còn lại làm công việc pha chế, trộn bột nằm cách cửa hàng khoảng 1km. Nhóm trộn bột này bị cai quản rất nghiêm ngặt. Khi công nhân vào làm một người tên Hiệp nói là con trai của bà chủ khóa chặt cửa, đến giờ nghỉ trưa cũng không được phép ra ngoài. Buổi chiều đến 17h30 Hiệp mới đủng đỉnh mang chìa khóa đến mở cửa để công nhân ra. Chính sự giám sát chặt chẽ này khiến chúng tôi rất khó quay phim, chụp ảnh. Phải đợi đến ngày thứ 3, lợi dụng lúc một số thiết bị máy móc sản xuất trục trặc, chúng tôi mới có cơ hội để tác nghiệp. Ngay sau khi đã có được những hình ảnh làm bằng chứng cũng như tư liệu đầy đủ, chúng tôi lấy lý do bố ở quê ốm, cần về thăm ngay. Ba ngày làm việc (từ 17 đến 20-8) chúng tôi được trả tiền công 150.000đ (50.000đ/1 ngày).

Theo Bee.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét